Ngày nay zalo là một trong những nền tảng mạng xã hội lớn, được nhiều người dùng, doanh nghiệp Việt tin tưởng lựa chọn. Đối với những ai đang kinh doanh thì công cụ zalo marketing sẽ giúp cá nhân, doanh nghiệp tiếp thị sản phẩm, thông tin đến người dùng hiệu quả. Hôm nay hãy cùng ATPlink tìm hiểu về zalo marketing là gì và những thông tin quan trọng để tiếp thị hiệu quả với nền tảng này
Có thể bạn cũng quan tâm: Kích thước chuẩn và cách thay đổi ảnh bìa Zalo, Zalo OA 2022
Zalo Marketing là gì?
Zalo Marketing là những cách thức sử dụng Zalo để phục vụ hoạt động Marketing trong kinh doanh như tăng nhận diện thương hiệu, tìm kiếm khách hàng mới, chăm sóc khách hàng, v.v.v…
Trong Zalo Marketing, Zalo vừa là môi trường (nơi tập trung khách hàng của chúng ta) vừa là công cụ (cách để chúng ta kết nối đến khách hàng).
Được đặt nền móng từ năm 2016 bởi Zalo Pro, đến nay khái niệm của Zalo Marketing đã được nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nghiên cứu.
Tại sao nên thực hiện Zalo Marketing?
Zalo là nền tảng nhắn tin phổ biến nhất tại Việt Nam
Theo số liệu mới nhất (tính đến quý I năm 2021), Zalo đã đạt 64 triệu người dùng (Nguồn: Vietnamnet). Điều này có nghĩa là gần như mọi người dân trong độ tuổi thực hiện hành vi mua sắm đều sử dụng Zalo.
Đây chính là một trong những lý do để bạn không thể bỏ qua Zalo Marketing. Số lượng người dùng đông đảo sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội hơn để tìm kiếm, kết nối với khách hàng của mình.
Kết nối với khách hàng thuận tiện thông qua SDT
Sử dụng số điện thoại để định danh khách hàng chính là yếu tố giúp Zalo đạt được khả năng kết nội đến khách hàng tối đa. So với các kênh khác như email hay Facebook, rất khó để có thể tìm kiếm chính xác tài khoản của khách hàng thì Zalo lại dễ dàng hơn rất nhiều vì mỗi số điện thoại sẽ tương ứng với một Zalo. Do đó nếu có được số điện thoại của khách hàng, bạn có thể kết nối với họ qua Zalo.
Đây là một trong những lý do việc thực hiện Marketing trên Zalo sẽ tận dụng được nhiều ưu thế.
Tỷ lệ tiếp cận của bài đăng / tin nhắn trên Zalo là cao nhất
So với email hay Facebook, các bài đăng hoặc tin nhắn gửi đi trên Zalo đạt được tỷ lệ tiếp cận cao nhất. Điều này sẽ giúp cho người kinh doanh hiện diện nhiều hơn trong tầm mắt của khách hàng cũng như đạt được hiệu quả cao hơn khi gửi tin nhắn.
Theo thống kê của chúng tôi, tỷ lệ hiển thị với bạn bè của các bài đăng trên Zalo đạt trung bình từ 40% trở lên. Có nghĩa là khi bạn đăng 1 bài viết lên Zalo thì cứ 10 người bạn sẽ có tối thiểu 4 người nhìn thấy bài đăng này nếu họ lướt Nhật ký. Tỷ lệ này cao hơn so với Facebook chỉ đạt từ 5% – 10%.
Chi phí rẻ khi triển khai chiến dịch Zalo Marketing
Với Zalo Marketing, bạn có thể áp dụng cả những cách miễn phí hoặc với chi phí rất rẻ. Và như đã nói ở trên, thông điệp trên Zalo có tỉ lệ tiếp cận rất cao. Điều này càng làm giảm chi phí khi thực hiện Zalo Marketing.
Thực tế cho thấy nhiều người bán hàng online có thể đạt được lợi nhuận cao mỗi tháng (từ 30 đến 50 triệu đồng) chỉ bằng việc sử dụng Zalo Marketing miễn phí.
Zalo cũng là một kênh chăm sóc khách hàng hiệu quả của doanh nghiệp.
Nhiều công cụ hỗ trợ khi thực hiện Zalo Marketing
Tính đến năm 2021, liên quan đến Zalo Marketing, nhiều công cụ đã được chính Zalo và các nhà phát triển ra mắt. Cụ thể:
Zalo Official Account (Zalo OA)
Zalo Shop
Zalo Ads (Quảng cáo Zalo)
Zalo ZNS (Tin nhắn dịch vụ Zalo)
Zalo ZNC (Cuộc gọi dịch vụ Zalo)
Bên cạnh đó, nhiều phần mềm của bên thứ 3 cũng hỗ trợ mạnh mẽ cho việc bán hàng, Marketing trên Zalo.
Phân loại Zalo Marketing
Zalo Marketing sử dụng tài khoản cá nhân:
Khai thác các tính năng miễn phí của tài khoản cá nhân để thực hiện Marketing như kết bạn, nhắn tin, đăng bài, tham gia nhóm.
Zalo Marketing sử dụng Zalo Official Account (Zalo OA):
Tạo, quản lý và phát triển tài khoản Official Account để phát triển kinh doanh
Zalo Marketing trong lĩnh vực bán lẻ – Zalo Shop:
Xây dựng và phát triển gian hàng bán lẻ trên Zalo bằng những tính năng của Zalo Shop
Quảng cáo Zalo:
Sử dụng công cụ quảng cáo hiển thị trả phí của Zalo để tiếp cận khách hàng mục tiêu mong muốn
Zalo Marketing thông qua Zalo ZNS và Zalo ZNC
Lưu ý khi thực hiện Zalo Marketing bằng tài khoản Zalo cá nhân
Sử dụng phần mềm hỗ trợ
Các phần mềm Auto Zalo sẽ giúp bạn tự động hoá các công việc này để bạn có thể tiết kiệm thời gian và tiếp cận nhiều khách hàng hơn. Các tính năng của các phần mềm Auto Zalo thường có như: tự động kết bạn hàng loạt, tự động nhắn tin với bạn bè, với người lạ, tự động đăng bài và đăng bài lên nhiều tài khoản, quét thành viên nhóm, v.v.v…
Nên tạo nhiều tài khoản Zalo để tăng hiệu quả
Vì Zalo không thích cách thức thực hiện này nên bạn dễ gặp nhiều hạn chế như: số lượng kết bạn, nhắn tin mỗi ngày bị hạn chế, tài khoản dễ bị khoá. Để khắc phục những vấn đề này bạn cần chạy trên nhiều tài khoản. Các phần mềm Auto Zalo cũng được thiết kế để chạy cho nhiều tài khoản cùng lúc nên bạn có thể sử dụng để năng cao khả năng tiếp cận khách hàng.
Kết luận
Qua bài viết trên ATPlink hy vọng bạn đọc đã hiểu được bản chất của Zalo Marketing và cân nhắc chúng trong việc triển khai công việc một cách hiệu quả nhất.
Tổng hợp và chỉnh sửa: Tiên Kiều
Nguồn tham khảo: giaiphapzalo.com
.
Discussion about this post