Khi thực chạy một chiến dịch truyền thông Marketing nói chung và quảng cáo nói riêng, mỗi Marketer đều cần chú ý đo lường hiệu quả để biết mình có đang đi đúng hướng hay không. Người làm quảng cáo chắc chắn sẽ không thể không biết tới khái niệm CPL. Cùng ATPlink tìm hiểu ở bài viết dưới đây để biết CPL là gì và tầm quan trọng cũng như ưu điểm, nhược điểm của CPL là gì nhé!
Khái niệm CPL là gì?
CPL là viết tắt của từ Cost Per Lead – là chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng. Đây là một mô hình quảng cáo trực tuyến, nơi các nhà quảng cáo trả tiền để nắm bắt sự quan tâm của người dùng đối với những ưu đãi của các nhà quảng cáo.
Khác với các mô hình quảng cáo CPM (chi phí cho mỗi nghìn lượt nhấp) và CPC (chi phí cho mỗi lần nhấp chuột), theo đó các nhà quảng cáo sẽ được tính phí cho mỗi lần hiển thị. Trong mô hình định giá CPL, các nhà quảng cáo chỉ cần trả tiền cho những đăng ký có đủ điều kiện về số lần hiển thị hoặc số lần nhấp mà quảng cáo của họ nhận được. Mô hình CPL cho phép nhà quảng cáo tạo ra lợi nhuận đảm bảo dựa trên chi phí mà họ bỏ ra.
CPL và CPA khác nhau ở điểm nào?
Các chiến dịch CPL phù hợp cho những nhà tiếp thị thương hiệu, các đối tác tiếp thị phản ứng trực tiếp muốn thu hút người dùng ở nhiều điểm tiếp xúc qua một số phương pháp như xây dựng danh sách bản tin, thiết kế website cộng đồng, tạo ra những chương trình khuyến mãi hấp dẫn hoặc những chương trình trao đổi, mua bán thành viên.
CPA là chi phí mà nhà quảng cáo phải trả cho mỗi chiến dịch hành động, thường sẽ là 1 giao dịch hoàn thiện và thanh toán qua thẻ tín dụng. CPA tập trung vào vấn đề thúc đẩy người tiêu dùng mua hàng tại từng thời điểm cụ thể. Nếu như khách truy cập vào website mà không mua gì, rất khó có cách để quảng cáo cho họ lần thứ 2.
Những điểm khác biệt quan trọng:
- CPL lấy quảng cáo làm trung tâm. Nhà quảng cáo kiểm soát thương hiệu, chọn những đối tác đáng tin cậy và phân phối phù hợp với những ưu đãi của họ.
- CPA và các chiến dịch liên kết tiếp thị sẽ lấy các đối tác làm trung tâm. Những quảng cáo nhượng quyền sẽ xuất hiện và chạy trên website của phía đối tác. Với 1 cộng đồng rộng mở, nhà quảng cáo đó có thể không nắm hết các chiến dịch của họ được chạy ở những đâu.
- CPL thường có mức độ ảnh hưởng lớn nhưng không phải lúc nào cũng hiệu quả. Người tiêu dùng sẽ chỉ gửi những thông tin liên hệ cơ bản, thậm chí chỉ là một email.
- CPA sẽ có mức độ ảnh hưởng thấp cũng như phức tạp hơn. Người dùng sẽ phải cung cấp số thẻ tín dụng và một vài thông tin chi tiết khác.
Lĩnh vực nên sử dụng quảng cáo CPL là gì?
Đích đến của CPL là thu về thông tin khách hàng tiềm năng quan tâm đến sản phẩm và có nhu cầu mua hàng chứ không phải những người chắc chắn bỏ tiền mua hàng. Do đó quảng cáo CPL thích hợp cho những ngành nghề, doanh nghiệp có sản phẩm mang giá trị cao.
Tầm quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp của CPL là gì?
CPL đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của một doanh nghiệp. CPL tạo ra lợi nhuận và doanh thu lớn cho công ty tùy thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác. Dẫu cho CPL có vai trò quan trọng, nhưng không thể không chú ý đến chất lượng của các Lead thu về, đồng thời là khả năng chuyển đổi của bộ phận Sale, tư vấn để biến Lead trở thành khách hàng. Hay như uy tín của bên thực hiện việc tiếp thị cũng cần chú trọng.
Những ưu và nhược điểm khi chạy quảng cáo CPL là gì?
Ưu điểm
Ưu điểm của việc chạy quảng cáo CPL là nhờ tỷ lệ chia hoa hồng của nó cao hơn các hình thức khác. Chỉ số CPL không hề phụ thuộc vào trang của bạn có số người xem hay số người nhấp vào nhiều hay ít. Do đó tỉ lệ chia sẻ hoa hồng CPL cao hẳn hơn các hình thức khác.
CPL không cần nhất thiết đơn hàng phải thành công. Thành công của CPL tính bằng việc người xem điền thông tin theo đúng yêu cầu của nhà cung cấp. Như thế thì các Publisher đã nhận được hoa hồng rồi.
Nhược điểm
Khi thiếu nhân lực hay nhân lực chưa đủ trình độ thì Lead sẽ khó có thể chuyển đổi thành khách hàng doanh nghiệp.
CPL là một đích đến khó với nhãn hàng nào hạn chế về tài khoản quảng cáo, ngân sách. Thậm chí, sẽ là rủi ro lớn nếu như Lead thu về không chất lượng, khách hàng khai sai thông tin. Cuối cùng, Landing Page của doanh nghiệp nếu không đạt chuẩn thì tỉ lệ chuyển đổi sẽ càng thấp hơn.
Đọc thêm: Top 5 website hỗ trợ thiết kế landing page chuyên nghiệp và miễn phí
Kết Luận
Hi vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu được khái niệm CPL là gì, các lĩnh vực nào nên chạy CPL và tầm quan trọng của CPL với doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hãy cân nhắc thật kỹ các chi phí cơ hội và tham khảo ý kiến từ những người có kinh nghiệm để chiến dịch quảng bá của bạn được thành công nhé!
Tổng hợp và chỉnh sửa: Tiên Kiều
Tham khảo nguồn: adflex.vn
Discussion about this post