Influencer và chiến dịch Influence Marketing ngày nay đã trở thành một xu hướng phát triển mạnh mẽ trong các lĩnh vực Marketing, giúp xây dựng lòng tin và đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng. Đặc biệt, Social Influencer là nguồn tham khảo phổ biến nhất và có đủ uy tín để cộng đồng tin tưởng theo dõi. Vậy bạn đã biết Influence marketing là gì chưa? Có những tiêu chí nào để đánh giá và phân tích Influencer và công thức lựa chọn Influencer hiệu quả ? Mời các bạn hãy cùng ATPlink tham khảo nhé!
Influencer là gì?
Influencer là những cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người theo dõi họ do những yếu tố mà bản thân họ sở hữu hay được cộng đồng nhìn nhận như quyền lực, kiến thức, địa vị, hoặc mối quan hệ.
Influencer thường sở hữu một lượng followers lớn, sử dụng một hoặc nhiều nền tảng mạng xã hội như facebook, instagram, TikTok… có kiến thức về một lĩnh vực cụ thể hoặc có khả năng thuyết phục một đối tượng khán giả nhất định. Influencer có sức ảnh hưởng càng cao, càng gây được sự chú ý của thương hiệu trong quá trình tìm kiếm gương mặt đại diện và quảng bá sản phẩm.
Influence marketing là gì?
Influencer Marketing là một hình thức tiếp thị bằng việc sử dụng người ảnh hưởng trong xã hội để truyền tải thông điệp của doanh nghiệp đến với đối tượng mục tiêu.
Thay vì việc quảng cáo trực tiếp đến một nhóm đối tượng khách hàng, sử dụng hình thức Influencer Marketing là việc bạn sẽ truyền cảm hứng và trả tiền cho người ảnh hưởng để họ lan toả thông điệp qua các kênh mạng xã hội của họ. Nội dung thông điệp có thể do người ảnh hưởng tự viết hoặc cũng có thể do chính doanh nghiệp biên soạn từ trước đó.
Lợi ích khi doanh nghiệp sử dụng chiến lược Influence Marketing là gì?
Hầu hết các doanh nghiệp đều ứng dụng Influence Marketing trong hoạt động kinh doanh của mình bởi họ hiểu được những lợi ích mà nó mang lại dưới đây.
Tạo sự tin cậy
Những nhận xét, đánh giá của Influencer đối với sản phẩm của doanh nghiệp luôn khiến cho khách hàng tin tưởng và quan tâm, từ đó tạo dựng được sự tin cậy của họ đối với sản phẩm của doanh nghiệp.
Tăng độ phủ sóng cho thương hiệu
Influence Marketing có khả năng khẳng định thương hiệu của doanh nghiệp và mang thương hiệu đến gần hơn với người tiêu dùng và được nhận diện tốt hơn trong môi trường đầy cạnh tranh.
Thu hút khách hàng
Lợi thế của Influencer chính là có lượng người theo dõi, hâm mộ và tin tưởng cao. Vì vậy mà những nhận xét của Influencer về sản phẩm đều có tác động tích cực đến nhóm người này và trở thành khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.
Cải thiện chỉ số ROI
Các doanh nghiệp áp dụng Influence Marketing thường nhận được những hiệu quả bất ngờ về khoản lợi nhuận cũng như lượng khách hàng lớn từ các kênh trực tuyến.
Tiêu chí đánh giá chiến lược Influence Marketing là gì?
Độ phủ (Reach)
Độ phủ sẽ được đo theo số lượng người theo dõi của Influencer trên các nền tảng xã hội. Từ đó, doanh nghiệp sẽ lựa chọn các Influencer có lượng người theo dõi lớn để tiếp cận đến nhiều người.
Sự liên quan (Relevance)
Relevance – sự liên quan mô tả được mức độ liên kết và sự tương đồng giữa hình ảnh của thương hiệu và định vị của Influencer được thể hiện qua các yếu tố như thương hiệu cá nhân, nội dung bài viết đối tượng nghe,..
Chỉ số cảm xúc (Sentiment)
Là nhân tố vô cùng quan trọng, chỉ số cảm xúc sẽ mang lại cho cộng đồng người nghe những cảm xúc tiêu cực hoặc tích cực đến tình cảm thương hiệu của những người tiêu dùng.
Khả năng thay đổi cảm xúc người dùng (Resonance)
Mức độ tương tác của người dùng trên các bài viết của Influencer là hoàn toàn khác nhau. Resonance sẽ xác định được mức độ tương tác và khiến họ tích cực chia sẻ thông điệp lên trang cá nhân của mình.
Lưu ý khi xây dựng chiến lược Influence Marketing
Chọn đúng người
Yếu tố quan trọng để xây dựng được chiến dịch Influence Marketing là gì? đó chính là lựa chọn được một Influencer thực sự phù hợp với các sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp.
Không chi phối Influencer
Các doanh nghiệp không nên chi phối, kiểm soát toàn bộ các hành động thực hiện của Influencer để tránh việc truyền tải thông điệp trở nên mất tự nhiên và giảm sự tin cậy của khách hàng.
Chi phí tương xứng
Để chiến dịch Influence Marketing thành công, doanh nghiệp và Influencer nên có sự trao đổi thật kỹ lưỡng về mức thù lao phù hợp và hợp lý với công sức của Influencer.
Tiến hành đo lường hiệu quả chiến dịch
Để biết được mức độ thành công của chiến dịch, các doanh nghiệp cần thiết phải tiến hành đo lường hiệu quả chiến dịch bằng một số công cụ như Affiliate links, Google Analytics, mã khuyến mãi,…
Tổng kết
Thông qua bài viết chúng tôi hy vọng bạn đã hiểu được những khái niệm liên quan tới influence marketing là gì và những điều cần lưu ý trước khi tiến hành chiến dịch của mình. Nếu có bất cứ dongd gơp hay phản hồi xin hãy để lại coment bên dưới cho chúng tôi biết nhé!
Tổng hợp và chỉnh sửa: Tiên Kiều
Nguồn: bizfly.vn, marketingai.admicro.vn
Discussion about this post